Các nhà khoa học đều nói có, dầu dừa an toàn cho sức khỏe.
Trải qua hàng ngàn năm, những trái dừa hay dầu dừa chiết xuất từ chính những trái dừa thô đã cung cấp cho con người nguồn dinh dưỡng quan trọng.
Một số người còn coi dầu dừa như “Thực phẩm chức năng” – đóng vai trò quan trọng đối trong chế độ ăn uống bởi chúng mang lại cho con người những lợi ích sức khỏe vượt xa các chất dinh dưỡng cơ bản.
“Các chuyên gia đều cho rằng dầu dừa cần được xem như là thực phẩm lành mạnh do axit béo chuỗi trung bình, axit lauric có trong dầu dừa, cũng như những nhầm lẫn của con người về chất béo bão hòa” MindBodyGreen.
Dầu dừa được tiêu hóa và hấp thu như thế nào?
Một trong những lợi ích của việc ăn thực phẩm tươi sống không qua chế biến đó là chúng vẫn còn giữ nguyên vẹn các enzyme tự nhiên.
Đối với dầu dừa, enzyme lipase có trong dầu dừa kết hợp với lipase nước bọt và lipase trong dạ dày giúp thủy phân chất béo thành monoglyceride và axit béo. Không giống với lipase tuyến tụy, ba loại lipase trên hoạt động trong môi trường axit và không cần mật tiết ra các liên kết axit béo glycerol cho lipase để thủy phân chúng.
Trong trường hợp chất béo không tồn tại bất kì enzyme tự nhiên nào thì lipase có trong nước bọt và dạ dày phải tự thay thế để thực hiện các công việc một mình. Tóm lại, hệ tiêu hóa được cải thiện một cách đáng kể khi các enzyme xuất hiện một cách tự nhiên trong thực phẩm tươi sống mà không cần phải hấp thụ 100% các enzyme cần thiết.2
Trong các chất béo có trong dầu dừa, có tới 65% axit béo chuỗi ngắn và chuỗi trung bình.
Các loại axit (Caprylic C8:0, carpic C10:0, và lauric C12:0) không cần muối mật nhũ hóa mà hấp thụ trực tiếp vào ruột non, sau đó đi qua mạch máu đến gan, và có thể chuyển hóa mà không cần đến hệ thống vận chuyển Carnitine.3
Các axit béo hiếm khi được tìm thấy trong Chylimocron hay trong các mô mỡ, bên cạnh đó các axit béo còn cung cấp một nguồn năng lượng cấp tốc cho cơ thể và có ít khả năng gây tăng cân so với dầu thực vật khác.4
Vậy các loại chất béo nào có trong dầu dừa?
Dầu dừa gồm có 8 loại axit béo khác nhau, nhưng chiếm ưu thế nhiều nhất là axit lauric lên tới 49%.
Các axit béo còn lại bao gồm: axit myristic 18%, axit caprylic 8%, axit palmitic 8%, axit capric 7%, axit oleic 6%, axit linoleic 2% và axit stearic 2% và có tới 92% axit béo trong dầu dừa là axit béo no.4
Trong dầu dừa chứa 8% axit chưa bão hòa, vì vậy đây là nguyên nhân làm cho dầu dừa có thể bị ôi. Nhưng khi bảo quản ở nhiệt độ thường trong vòng 1 năm, sau đó kiểm tra lại thì không thấy bất kì sự ôi thiu nào. Có thể thấy chất béo no có trong dầu dừa có tác dụng bảo vệ các axit chưa bão hòa.3
Điều gì làm cho axit lauric trở nên đặc biệt?
Axit lauric được tạo thành từ 12 nguyên tử carbon là axit bão hòa chuỗi trung bình. Chúng được tìm thấy nhiều nhất trên dầu dừa, ngoài ra cũng tìm thấy trong sữa mẹ với một lượng nhỏ ít hơn so với chất béo trong bơ, trong dầu cọ, và một số loại dầu không phổ biến. Bởi vì cơ thể con người sản xuất axit lauric trong tuyến vú vì vậy nó được xem như là axit béo thiết yếu.
Hiện nay, axit lauric trong sữa mẹ có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ nhỏ 4. Axit béo chuỗi trung bình này cũng có trong sữa bột và thức ăn cho trẻ sơ sinh và chúng được các bác sĩ dùng để nuôi những người bị bệnh nặng. Sự chuyển đổi GI thành monolaurin, mono- glyceride đã được kiểm nghiệm là tốt cho sức khỏe, thúc đẩy chức năng của hệ miễn dịch.
Sử dụng dầu dừa có tăng cân không?
Trong những nỗ lực vỗ béo vật nuôi, các nông dân những năm 1940 đã đưa dầu dừa vào trong chăn nuôi. Thay vì tăng cân như mong muốn, các vật nuôi lại trở nên tăng động, háu ăn nhưng không mập. Ngược lại, bằng cách cho động vật ăn bắp và đậu nành, nông dân đã vỗ béo vật nuôi của họ với lượng lương thực ít hơn so với trước đó. Và điều này chỉ ra rằng ngô và đậu nành có tác dụng ức chế tuyến giáp trên động vật trong khi dầu dừa có tác dụng tăng cường tuyến giáp, kích thích sự trao đổi chất.
Một nghiên cứu khác trong việc tăng cân của động vật khi sử dụng dầu dừa với chất béo no. Nghiên cứu chỉ ra mức độ béo phì của những con vật nuôi này tỷ lệ thuận với tỷ lệ dầu dừa chưa bão hòa mà chúng hấp thụ. Các con vật nuôi này ăn và hấp thụ một lượng lớn dầu dừa thì trở nên nạc và ngược lại khi chúng ăn 1 lượng nhỏ chất béo chưa bão hòa thì lại tăng cân, mập lên. Không có bất kì sự tương quan nào với tổng lượng chất béo được tiêu thụ, mà quan trọng là loại chất béo nào hấp thụ được.3
Và chúng ta có thể thấy một kết quả tương tự đối với con người. Trong các nghiên cứu về dân số trên một nhóm người, những người hấp thụ chất béo tự nhiên, chưa qua chế biến thì không có bất kì vấn đề nào về béo phì. Các quốc gia Philippines, Indonesia, Sri Lanka và quần đảo Tokelau là những nơi có lượng tiêu thụ dầu dừa cao nhất trên thế giới, nhưng lại là nơi có rất ít người béo phì. Ngược lại ở Mỹ, họ lại loại bỏ dầu dừa ra khỏi các bữa ăn của mình và thay thế bằng các loại dầu chưa bão hòa – omega 6 chiết xuất từ thực vật (bắp, cây rum, hoa hướng dương, hạt bông, đậu nành, hạt mè,…) vì vậy mà tỷ lệ béo phì của người Mỹ ngày càng ở mức báo động. Do đó người Mỹ thường mập hơn so với các nước khác.
Một phần nào đó, ảnh hưởng của dầu dừa đối với sự trao đổi chất được giải thích bằng chính ảnh hưởng của nó lên tuyến giáp con người. Trước năm 1950, người ta đã thiết lập về mối liên hệ giữa chất béo chưa bão hòa, với tuyến giáp bị ức chế và tỷ lệ trao đổi chất. Những chất béo chưa bão hòa không chỉ gây ra sự oxi hóa trong cơ thể mà còn tổn thương đến các ty thể cũng như ngăn chặn phản ứng của mô với hormone tuyến giáp. Ngược lại, việc hấp thụ dầu dừa lại kích thích sự trao đổi chất và ngăn cản những ức chế của chất béo chưa bão hòa lên tuyến giáp.
Tuy nhiên, lợi thế của việc giảm cân bằng dầu nhiệt đới đó là nó có 2,56% lượng calo trên mỗi gram chất béo ít hơn so với dầu thực vật. Các chuỗi axit béo chuỗi ngắn và trung bình có lượng calo thấp hơn axit béo chuỗi dài. Do axit béo chuỗi ngắn và trung bình chiếm tổng số 65% trong dầu dừa nên có ít hơn 100 calo mỗi pound (khoảng 0.45kg) so với dầu thực vật chưa bão hòa. Khi so sánh, dầu thực vật chứa 100% axit béo chuỗi dài và là hỗn hợp giữa axit béo bão hòa và chưa bão hòa.4
Chất béo bão hòa trong dầu dừa có hại cho sức khỏe tim mạch?
Có rất nhiều tố ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Trong số các tác nhân gây hại có chất béo omega 6 khi bị oxi hóa, chất béo dạng trans và các chất độc hại có trong cơ thể. Trong các nghiên cứu, thử nghiệm trên động vật, tim mạch bị tổn hại do cơ thể hấp thu phải các thức ăn chứa axit linoleic, axit béo thiết yếu omega 6. Tuy nhiên, khi bổ sung chất béo no vào trong bữa ăn giàu omega 6, nó có tác dụng bảo vệ các tế bào tim mạch.5 Dầu dừa chứa nhiều axit lauric có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch điều này đã được chứng minh.3
Hơn năm thập kỉ trước đây, nghị viện Mỹ hỗ trợ các ngành công nghiệp sản xuất dầu ăn bài trừ chất béo bão hòa. Họ đã thành công trong việc thúc đẩy chính phủ Mỹ thay đổi chế độ ăn của toàn người dân nước này. Họ chỉ trích vai trò của dầu dừa đối với sức khỏe vì nó làm suy giảm tĩnh mạch của người dân Mỹ. Và kết quả là dầu dừa đã bị loại trừ trong các công thức chế biến thức ăn, các món chiên ở nhà hàng, thậm chí là bắp rang ở rạp chiếu phim. Vì thế chất béo bão hòa đã được thay thế bởi chất béo omega 6 chứa hầu hết ở các loại dầu thực vật có lợi cho sức khỏe.
Mặc dù axit linonic là một axit béo thiết yếu nhưng hầu hết các bữa ăn hàng ngày mất đi sự cân bằng trong việc sử dụng dầu chứa omega 6 và omega 3, chính điều này ảnh hưởng xấu đến việc duy trì sức khỏe tim mạch. May mắn thay, nhiều cuộc nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàn đã xác minh dầu dừa tốt cho sức khỏe, nó không chỉ không làm lượng cholesterol trong máu cao mà thay vào đó, các dẫn chứng đều cho thấy việc sử dụng dầu dừa duy trì mức cholesterol trong phạm vi cho phép.3
Khuyến khích người dân sử dụng như một loại dầu tốt cho sức khỏe tim mạch, các loại dầu chưa bão hòa được chào mời vì nó có khả năng làm giảm nhẹ lượng cholesterol huyết thanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay cho thấy nguyên nhân làm giảm lượng cholesterol thực sự là do các chất độc hại khác, vì vậy mà gan giữ lại cholesterol thay vì vận chuyển cholesterol vào máu hoặc cholesterol được chuyển từ máu đến các mô cơ thể.3,7
Ngoài ra, khi các axit béo chưa bão hòa dư thừa sẽ sáp nhập vào màng tế bào làm cho cấu trúc của màng tế bào đó bị mất đi, không còn hoàn thiện và trở nên yếu ớt. Trong nỗ lực để phục hồi, màng tế bào phải lấy cholesterol từ máu. Mức độ cholesterol huyết thanh trong máu cũng giảm nhẹ theo, tuy nhiên các nghiên cứu lại không cho thấy sự suy giảm tương ứng như bệnh tim mạch. Khi chất béo dạng trans được hấp thụ các tác hại gây ra thậm chí còn lớn hơn. Vì các axit béo dạng trans tương tự như chất béo tự nhiên cho nên khi nó dính vào màng tế bào làm cấu trúc của nó cũng thay đổi. Cấu trúc dạng trans thay đổi tạo ra sự tàn phá với hàng nghìn phản ứng hóa học quan trọng.7
Chúng tôi thảo luận về vấn đề tại sao các loại dầu chưa bão hòa có thể gây hại cho tuyến giáp. Tuyến giáp giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh không phải bằng cách ức chế tổng hợp, mà bằng cách chuyển hóa cholesterol thành các hormon và muối mật. Ví dụ, lượng cholesterol có trong máu khi đi vào buồng trứng sẽ kiểm soát lượng progesterone mà buồng trứng tiết ra. Điều này đúng với các mô steroid, bao gồm cả tuyến thượng thận và não bộ.3
Bằng chứng cho thấy việc bổ sung dầu dừa vào bữa ăn không chỉ cải thiện chức năng của tuyến giáp mà còn có thể giúp ổn định mức cholesterol huyết thanh bằng cách thúc đẩy sự chuyển hóa cholesterol thành Pregnenolone. Được biết đến là hệ thống bảo vệ, pregnenolone và progesterone có thể đảm nhiệm chức năng như chất chống oxy hóa, proelelin và pro-memory.3
Thêm vào đó, chất béo dạng trans trong chế độ ăn đã được khảo nghiệm như là chất làm tăng Lipoprotein [a], trong khi một chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa lại làm giảm Lp [a]. 4
Ở các nước nhiệt đới, nơi có mức tiêu thụ dầu dừa cao, mức cholesterol trong máu luôn thấp hơn so với Mỹ – nơi sử dụng dầu omega 6 cao trong chế độ ăn. Bác sĩ chuyên về bệnh tim mạch, William P. Castelli, thuộc viện nghiên cứu tim Framingham, Massachusetts nổi tiếng, đã đưa ra tuyên bố chính thức, “Tại Framingham, Mass., một người ăn càng nhiều chất béo no, thì lượng cholesteron người đó càng cao; lượng calo tiêu thụ của một người càng nhiều, thì cholesterol huyết thanh của người đó lại giảm.”8
Bằng cách thay thế các loại dầu thực vật omega 6 sử dụng thường ngày bằng dầu dừa, các nghiên cứu cho thấy các cấu hình lipid huyết thanh được cải thiện so với các chế độ ăn của Hiệp hội tim mạch Mỹ.4 Nghiên cứu khác cũng chỉ ra việc duy trì một trái tim khỏe mạnh thì dầu dừa tốt hơn so với dầu cây rum 4. Ngoài ra, trường hợp động vật ăn với một chế độ giàu dầu dừa thì có ít cholesterol trong gan hơn, cũng như những nơi khác trong cơ thể.
Theo các nhà hóa sinh hàng đầu nghiên cứu về lipid, bác sĩ Mary Enig, “Sử dụng dầu dừa không tích tụ cholesterol: chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ.”4
Vấn đề của dầu dừa đối với đường huyết là gì?
Tác động xấu đến chức năng của tế bào, các axit béo không bão hòa vừa dễ bị oxi hóa vừa dính màng tế bào. Chính điều này làm cản trở insulin liên kết với các thụ thể tế bào và cản trở quá trình vận chuyển glucose vào tế bào. Ngược lại, dầu dừa tự nhiên không bị oxy hóa hoặc gây hại đến màng tế bào, mà còn cải thiện lực liên kết của insulin, vì vậy việc hấp thụ glucose của tế bào cũng được cải thiện. Dầu dừa và carbohydrate đều có thể cung cấp năng lượng nhanh cho cơ thể, nhưng dừa dầu không làm tăng sự đột biến insulin trong khi carbohydrate thì ngược lại.
Dầu dừa có tốt cho não bộ không?
Các nghiên cứu ban đầu đã cho thấy chế độ ăn ketogenic tiêu thụ một lượng rất nhỏ carbohydrate, có lợi trong việc tối ưu hóa chức năng não bộ. Thông thường, một bộ não khỏe mạnh sẽ có đủ năng lượng sản xuất trong ty thể, vận chuyển một cách hiệu quả hóa chất ATP trong các tế bào để trao đổi chất, và tế bào microglia hoạt động với năng suất cao, tế bào hỗ trợ thần kinh là một phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương (CNS). Chế độ ăn ketogenic giúp bảo vệ thần kin, và khuyến khích thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của não bộ .14
Dầu dừa chứa rất nhiều axit béo chuỗi trung bình (MCFA), dễ dàng chuyển hóa thành xeton bởi gan. Mặc dù chế độ ăn có ít carbohydrate là tốt nhất, nhưng một phần MCFAs cũng sẽ chuyển thành xeton bất kể ăn những thức ăn nào khác. Bằng cách tiêu thụ một lượng đầy đủ các MCFAs, cho dù bất kỳ loại chế độ ăn uống nào cũng có thể được chuyển thành một chế độ ăn ketogenic. Vì dầu dừa có khoảng 65% MCFA, hai muỗng canh dầu dừa có thể cung cấp đầy đủ xeton để cải thiện chức năng não bộ, và giữ cho các tế bào não khỏe mạnh. Các lợi ích như cải thiện trí nhớ, nhận thức và sự tập trung đều được báo cáo trong các thử nghiệm về chế độ ăn ketogenic.15
Dầu dừa có thể mang lại lợi ích toàn diện cho sự khỏe mạnh của tế bào hay không?
Mức glucose thích hợp vừa phải là điều kiện tiên quyết cho tính toàn vẹn của tế bào. Dầu dừa là một trong những nguồn giàu MCFA tự nhiên và khả năng hấp thụ cao, thông qua chế độ ăn ketogenic, nó rõ ràng có thể tăng cường sức khỏe cho tế bào.14
Một số lợi ích khác của chất béo bão hòa trong dầu dừa là gì?
- Chất béo bão hòa cho phép canxi được xâm nhập một cách hiệu quả vào xương, làm cho nó trở thành một thành phần thiết yếu để duy trì cấu trúc xương. 16
- Rượu và thuốc như Tylenol được hấp thụ trong gan và dầu dừa bảo vệ gan bằng cách ức chế sự hình thành các gốc tự do thông qua các MCFA của nó. 17
- Thay thế dầu thực vật đã chế biến bằng dầu dừa giàu MCFA sẽ tăng cường chức năng hệ miễn dịch. 17
- Axit béo omega 3 có lợi trong việc giúp tế bào mô hoạt động và ghi nhớ khi có chất béo bão hòa xuất hiện. 17
Tham khảo:
- Lee, Lita, Lisa Turner and Burton The Enzyme Cure. California: alternativemedicine.com Inc., 1998.
- Loomis, Howard, Enzymes, The Key to Health. Wisconsin: 21st Century Nutrition Publishing, 2007.
- Peat, “Coconut Oil.” <http://www.raypeat.com/articles/articles/coconut-oil.shtml>
- Mary Know Your Fats: The Complete Primer for Understanding the Nutrition of Fats, Oils and Cholesterol. Maryland: Bethesda, 2010.
- Enig, “Coconut: In Support of Good Health in the 21st Century.” Asian Paciic Coconut Community, 36th Session, 1999.
- Enig, “Health and Nutritional Benefits from Coconut Oil: An Important Functional Food for the 21st Century.” AVOC Lauric Oils Symposium, Vietnam, Apr 1996.
- Enig, Mary and Sally “The Oiling of America – Part 1.” Nexus, Vol. 6, No.1, March, 2008.
- Castelli, William “Concerning the Possibility of a Nut…” Arch Intern Med. 1992: 152 (7): 1371
- Fife, The Coconut Oil Miracle. New York, Penguin, 2004.
- American Diabetes Association: What I Can Eat: <http://diabetes.org/food-and-itness/food/ what-can- i-eat/fat-and-diabetes.html#Healthy_Fats>
- Salmerón, , et al. “Dietary Fat Intake and Risk of Type 2 Diabetes in Women.” Am J Clin Nutr. 2001: 73:1019-26.
- Turner, Nigel, et “Enhancement of Muscle Mitochondrial Oxidative Capacity and Alterations in Insulin Action are Lipid-Species Dependent: Potent Tissue-Speciic Effects of Medium Chain Fatty Acids.” Diabetes. 2010: 59(5): 1283.
- Erasmus, Fats that Heal, Fats that Kill. Tennessee: Alive, 1993.
- Blaylock, Russell “The Good Fat: Ketones Promote Brain Health, Inhibit Cancer.” Blaylock Wellness Report 7:10 (2010)
- Fife, “Conquering Alzheimer’s with Coconut Ketones.” <http://www.coconutresearch center.org/Conquering%20Alzheimers%20with%20Coconut%20Ketones.htm
- Enig, Mary and Sally Eat Fat, Lose Fat: The Healthy Alternative to Trans Fats. New York: Penguin, 2005.
- Enig, Mary and Sally Nourishing Traditions. Washington DC: New Trends, 2001.
- Moody, “The AHA Just Declared Coconut Oil Unhealthy. Here’s Why Functional Medicine Doctors Disagree.” <https://www.mindbodygreen.com/articles/is-coconut-oil-unhealthy-american-heart-association-study>